Giải pháp cho tình trạng cắn mổ lẫn nhau trong chăn nuôi gà

Trong chăn nuôi gà, tình trạng cắn mổ lẫn nhau thường diễn ra vô cùng phổ biến, nhất là với mô hình chăn nuôi theo kiểu công nghiệp có mật độ cao. Nếu không có giải pháp khắc phục kịp thời, điều này diễn ra thường xuyên sẽ dẫn đến thiệt hại vô cùng lớn. Thế nên, việc kiểm tra, theo dõi gà luôn là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Để tìm được giải pháp cho tình trạng cắn mổ lẫn nhau trong chăn nuôi gà, trước hết bà con cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến điều này.

1. Nguyên nhân của hiện tượng gà cắn mổ lẫn nhau

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng gà cắn mổ lẫn nhau, tuy nhiên tựu chung lại có những lý do cơ bản dưới đây:

– Mật độ nuôi quá lớn: Một trong những khuyến cáo khá quan trọng mà hầu hết các hộ gia đình chăn nuôi gà cần lưu ý chính là mật độ nuôi. Với mật độ nuôi phù hợp, gà thường lớn nhanh đồng đều, khỏe mạnh, cho chất lượng thịt ngon, năng suất trứng cao. Ngược lại, nếu mật độ nuôi quá thấp thường gây lãng phí về diện tích. Trong khi đó, mật độ nuôi quá cao sẽ khiến gà bị stress, một trong những lý do khiến gà cắn mổ lẫn nhau.

Các giống gà thịt tốt nhất giúp việc chăn nuôi gà hiệu quả

– Chế độ ăn: Tùy thuộc vào độ tuổi của gà, giai đoạn sinh trưởng, phát triển của gà mà bà con cần cân đối chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp. Việc cho gà ăn ít, ăn thiếu chất như đạm, vitamin, chất khoáng… nhất là khi gà đang ở độ tuổi thay lông sẽ khiến gà cắn mổ nhau.

– Ánh sáng mạnh: Nếu bà con chú ý sẽ thấy khi gà ở trong điều kiện ánh sáng quá cao, cường độ chiếu sáng quá nhiều, chúng cũng sẽ hung hăng hơn, dễ cắn mổ nhau hơn.

2. Cách hạn chế tình trạng cắn mổ lẫn nhau trong chăn nuôi gà

Khi đã tìm được nguyên nhân của tình trạng cắn mổ lẫn nhau trong chăn nuôi gà, bà con sẽ dễ dàng tìm được giải pháp để khắc phục điều này.

– Đầu tiên, bà con hãy chú ý đến mật độ nuôi để đảm bảo không thả gà với mật độ quá cao. Điều này sẽ giúp hạn chế tình trạng stress. Cùng với đó, chuồng trại chăn nuôi gà cần đảm bảo thông thoáng nhưng không có quá nhiều ánh sáng chiếu vào.

– Thứ hai, thức ăn dành cho việc chăn nuôi gà cần được đảm bảo dinh dưỡng, được kiểm tra thường xuyên nhất là ở một số giai đoạn đặc biệt quan trọng như mọc lông, thay lông… Ngoài thức ăn, gà cũng cần được cung cấp đủ nước uống, tránh để gà khát nước.

3. Cách can thiệp khi gà cắn nhau quá nhiều

Khi hiện tượng gà cắn nhau xảy ra, bà con có thể khắc phục bằng cách cách ly những con bị thường ra khỏi đàn. Sau đó, bà con có thể sử dụng thuốc Xanh Methylen bôi vào vết thương cũng như cho gà uống Catosal tỉ lệ 1cc/2 lít nước trong thời gian 3 ngày. Giải pháp này sẽ giúp tránh tình trạng nhiễm trùng ở gà.

Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng cắn mổ nhau ở gà. Việc xác định nguyên nhân cũng là điều không hề đơn giản. Thế nên, khi xảy ra tình trạng này, bà con nên áp dụng kết hợp giữa nhiều giải pháp khác nhau để đạt được hiệu quả cao nhất.

thitruongnongnghiep.com

 

 

Tin tức khác